Stress ảnh hưởng thế nào đến nhu cầu "gần gũi"?

Tìm hiểu chi tiết stress ảnh hưởng thế nào đến nhu cầu gần gũi ở các cặp đôi

STRESS ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN NHU CẦU “GẦN GŨI”?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng ta không muốn gần gũi, ân ái với đối phương. Một trong số đó là stress.

Stress có thể gây ra suy giảm ham muốn (ở cả nam và nữ) do các hormone, chẳng hạn như cortisol và epinephrine được giải phóng trong giai đoạn này.

Suy ra, giảm ham muốn dẫn đến việc từ chối “yêu” của cả 2

Vậy, việc từ chối “yêu” nhiều lần sẽ dẫn tới điều gì?

Khi một người nhiều lần bị từ chối “yêu”, họ sẽ:

👉 Cảm thấy tổn thương

👉 Nghi ngờ tình cảm mà đối phương dành cho mình

👉 Đánh mất tự tin. Nghi ngờ giá trị và khả năng của bản thân (bao gồm khả năng làm thỏa mãn đối phương khi ân ái)

👉 Tức giận vì không được yêu thương

👉 Dần dần nản lòng, chán nản.

Tuy nhiên trong mối quan hệ cặp đôi, không chỉ có từ chối hay không từ chối, mà còn có “ráng chiều theo” đối phương. Bởi ngoài những nỗi sợ (như sợ người ấy nghĩ mình có “vấn đề”, sợ đổ vỡ mối quan hệ,…), còn có áp lực bởi trách nhiệm làm thỏa mãn cho đối phương.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi một bên cố gắng phải chiều lòng đối phương?

🚩 Gia tăng stress

🚩 Cảm thấy áp lực khi phải quan hệ

🚩 Cảm thấy không được thấu hiểu khi phải gượng ép chiều lòng đối phương

🚩 Tức giận vì không được hiểu và không được yêu thương

🚩 Nghi ngờ về bản thân

🚩 Gia tăng cảm giác sợ hãi và muốn tìm cách né tránh quan hệ ở những lần sau.

Rõ ràng là dù từ chối hay ráng chiều theo đều gây ra những hệ lụy trong tâm lý cá nhân và mối quan hệ cặp đôi, và đó chỉ là giải pháp tạm thời ứng phó cho một vấn đề.

Vậy các cặp đôi nên làm gì?

Hãy chia sẻ cho “người ấy” về vấn đề mình đang gặp phải để tạo sự đồng cảm và loại bỏ các yếu tố tâm lý tiêu cực của cả 2, vì khi không được biết về điều gì đang xảy ra, người ấy có thể sẽ:

👉 Hoang mang, lúng túng

👉 Nhận thức sai vấn đề đang xảy ra (vd: cho rằng mình bị ghét bỏ, không còn được yêu)

👉 Lý giải sai nguyên nhân (vd: do mình không còn hấp dẫn, đối phương ngoại tình,…)

👉 Lo lắng, bất an, rối nhiễu tâm lý,…từ các nhận thức và lý giải sai lệch kể trên.

👉 Hành động tiêu cực cho bản thân và mối quan hệ (vd: tranh cãi, đổ lỗi, khóc, bỏ đi,…)

Các bạn có thể xem thêm các bài viết về tâm lý ở trong nhóm cộng đồng của Saigon Medicine nhé.

Reply

or to participate.